- Trang chủ /
- Bệnh trĩ /
- Nứt kẽ hậu môn /
- Mẹo chữa nứt kẽ hậu môn sau khi sinh
Mẹo chữa nứt kẽ hậu môn sau khi sinh
-
Cập nhật lần cuối: 24-04-2018 17:04:11
-
Bệnh nứt kẽ hậu môn xảy ra ở nhiều đối tượng nhất là với chị em sau khi sinh bởi thời kỳ này chị em dễ bị táo bón, tăng áp lực lên ổ bụng đồng thời quá trình sinh thường khiến chị em phải rặn mạnh dẫn đến hậu môn bị nứt. Có nhiều người muốn tìm hiểu những mẹo chữa nứt kẽ hậu môn sau khi sinh và ngày hôm nay các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh sẽ đưa ra một số cách giúp chị em có thể giảm bớt sự khó chịu do bệnh gây ra và cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh
Bệnh nứt kẽ hậu môn thường do nguyên nhân táo bón gây ra, nhất là ở phụ nữ sau khi sinh. Bởi nữ giới thời gian này có chế độ sinh hoạt, ăn uống và những biến đổi nội tiết tố bên trong nên thường dẫn đến tình trạng đại tiện khó.
Khi bị táo bón, phân trở nên khô cứng khiến người bệnh khó đi đại tiện, lúc đi phải rặn mạnh và thời gian đi vệ sinh thường dài hơn bình thường. Hoạt động rặn và đi vệ sinh lâu làm tăng áp lực lên hậu môn, khiến hậu môn phải chịu sự co thắt đột ngột và kéo dài dẫn đến việc chảy máu khi đi ngoài và nứt kẽ hậu môn. Khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh sẽ có cảm giác đau tức, bệnh nặng hay nhẹ còn dựa vào sự phát hiện bệnh sớm và hoạt động sinh hoạt của từng người.
Mẹo chữa nứt kẽ hậu môn sau khi sinh
Nhiều chị em phụ nữ không muốn vừa phải sinh vừa phải điều trị nứt kẽ hậu môn bằng những phương pháp ngoại khoa hoặc nội khoa vì sợ ảnh hưởng đến con nên tìm đến những mẹo chữa nứt kẽ hậu môn sau khi sinh. Dưới đây là một số mẹo chúng tôi chia sẻ giúp bạn tham khảo, những phương pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau và khó chịu của hậu môn bị nứt giúp chị em dễ chịu và cải thiện tình trạng bệnh hơn.
1. Dùng dầu ô liu trị nứt hậu môn
Chắc chắn là rất nhiều người biết đến công dụng của dầu ô liu trong việc làm đẹp, chăm sóc da, tóc tuy nhiên nó cũng có tác dụng điều trị nứt kẽ hậu môn đối với phụ nữ sau sinh. Với lượng chất béo dồi dào tự nhiên, tốt cho hệ tiêu hóa, đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm rất tốt để khôi phục tổn thương trên da hiệu quả.
Các mẹ chỉ cần thay thế dầu ăn thành dầu oliu hoặc chế biến các món salad bằng dầu oliu để ăn. Ngoài ra dùng dầu oliu với mật ong và sáp ong mỗi thứ 1 muỗng canh, trộn đều rồi đun sôi lên, cho đến khi sáp ong tan chảy, đợi nguội rồi thoa lên vết thương nơi hậu môn. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
2. Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa nhiều triglycerides và một số chất được cho là có khả năng giúp cho hậu môn được bôi trơn, tác dụng kháng khuẩn, giảm đau kháng viêm khá tốt. Các mẹ có thể dùng dầu dừa bôi trực tiếp vào hậu môn, bôi nhiều lền để vết nứt lành lại hết sưng đau.
3. Cách trị nứt kẽ hậu môn bằng nha đam
Nha đam được xem là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe đồng thời cũng là nguyên liệu làm đẹp của nhiều chị em. Tuy nhiên, nó còn có một công dụng khác đó là chữa bệnh khá hiệu quả. Bởi nha đam có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm chữa nứt kẽ hậu môn rất tốt.
Các mẹ chỉ cần lấy phần thịt nha đam bôi lên vùng nứt kẽ một ngày 3 lần, thoa liên tục như vậy trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả. Ngoài ra các chị em nên ăn những món ăn chế biến từ nha đam, vừa mát lại giải độc, điều trị táo bón tốt.
4. Dầu mù u trị nứt hậu môn hiệu quả
Với tác dụng giảm đau, chống viêm, làm liền sẹo tinh dầu mù u được nhiều người sử dụng để chữa bệnh như: những vết phỏng không nhiễm trùng bởi sự ăn da, nước sôi, phỏng do khí đốt, cháy nắng. Một số trường hợp sử dụng để điều trị bệnh trĩ, bệnh nứt kẽ hậu môn bằng cách: Dùng tăm bông chấm vào dung dịch này bôi lên vết nứt 1-2 lần mỗi ngày sẽ thấy hết đau đớn và viêm nhiễm.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người khi bị bệnh ở vùng hậu môn trực tràng. Vì e ngại và xấu hổ nên ít người muốn chia sẻ bệnh của mình với...Xem chi tiết -
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không
Nứt hậu môn là một trong những bệnh về hậu môn, trực tràng thường gặp ở trẻ nhỏ. Do vùng da tại hậu môn của trẻ thường rất mỏng manh, khi trẻ đi đại tiện và rặn mạnh có thể gây ra...Xem chi tiết -
Thuốc điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn có thực sự hiệu quả?
Trong các cách điều trị nứt kẽ hậu môn, ngoài tiểu phẫu thì sử dụng thuốc được đánh giá là khá hiệu quả. Thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn là gì? Bao gồm những thuốc nào? Các bác sĩ...Xem chi tiết -
Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn bằng những phương pháp nào?
Bệnh nứt kẽ hậu môn không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây khá nhiều phiền toái và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu về cách điều trị nứt kẽ hậu môn với các bác sĩ...Xem chi tiết -
Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
Bệnh nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh về hậu môn, trực tràng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nên thường...Xem chi tiết -
Nứt kẽ hậu môn là gì? Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
Đau, ngứa, rát và khó chịu là những biểu hiện chung của người mắc bệnh nứt hậu môn. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe...Xem chi tiết