Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh

Nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (33 votes, average: 4,82 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Áp xe hậu môn gây đau đớn, khó khăn khi đại tiện và sinh hoạt, nguy hiểm hơn có thể gây biến chứng thành bệnh rò hậu môn, ung thư hậu môn. Biết được nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn sẽ giúp bạn có thể chủ động phòng ngừa được bệnh lý vùng hậu môn trực tràng này.

Apxe hậu môn là gì?

Apxe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng ở phần da mềm xung quanh hậu môn, tạo nên những nhọt mủ gây đau đớn, mất vệ sinh và ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của người bệnh. Bệnh thường so vệ sinh hậu môn kém khiến các vi khuẩn có môi trường tốt để sinh sôi nảy nở và gây viêm nhiễm, hình thành các nhọt mủ ở hậu môn.

Nguyên nhân gây bệnh apxe hậu môn

Áp xe hậu môn là do vệ sinh hậu môn kém

Vùng da hậu môn vốn rất nhạy cảm và thường xuyên ẩm ướt. Nếu mặc đồ lót quá chật với chất liệu không thấm hút mồ hôi, vệ sinh hậu môn kém và không đúng cách là điều kiện thuận lợi để viêm nhiễm tấn công.

Nếu kéo dài những tổn thương này sẽ dần mưng mủ, hình thành các nốt áp xe và có thể vỡ ra gây đau đớn khi không được can thiệp chữa trị kịp thời. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn thường gặp nhất mà chúng ta cần để ý phòng tránh.

Mắc các bệnh nhiễm trùng dễ bị áp xe hậu môn

Theo các bác sĩ chuyên khoa: Những tổn thương ở vùng hậu môn như: bệnh trĩ, viêm hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm nang lông các tuyến mồ hôi tại vùng da xung quanh hậu môn, … khiến vùng hậu môn bị viêm nhiễm hơn.

Nguyên nhân chủ yếu gây áp xe hậu môn thường gặp nhất là nhiễm trùng ở ống tuyến hốc. Từ đây nhiễm trùng có thể lan đi nhiều nơi: nhiễm trùng có thể lan lên trên hoặc cả dưới ống hậu môn – trực tràng, lớp niêm mạc của ống hậu môn rồi lan đến lớp da của rìa hậu môn.

Do vậy, có thể hình thành nhiều loại apxe khác nhau: áp xe giữa các lớp cơ trong hậu môn và trực tràng, áp xe dưới da, bán niêm mạc hậu môn và vùng da xung quanh.

Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc áp xe hậu môn

Một vài loại thuốc được dùng để điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng có tính kích thích cao. Nếu không dùng đúng chỉ định, lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm hoại tử các mô ở hậu môn rồi dẫn đến áp xe quanh hậu môn.

Ngoài các nguyên nhân áp xe hậu môn ở trên, bị mắc bệnh đái đường, máu trắng, thiếu máu, suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi, … cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe hậu môn.

  • Bệnh áp xe hậu môn cũng có thể do hậu phẫu gây ra

Sau khi trải qua các tiểu phẫu như trực tràng, niệu đạo, vùng đáy chậu, vùng xương cụt, sau sinh đẻ, … nếu không được tiến hành một cách khoa học và an toàn thì khả năng bị viêm nhiễm ở người bệnh là rất cao. Nếu không chú ý điều trị ngay thì rất dễ hình thành áp xe hậu môn.

  • Sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân gây áp xe hậu môn

Khi sức đề kháng kém bệnh áp xe hậu môn dễ tấn công hơn. Điều này là có cơ sở khi theo thống kê cho thấy: Đối tượng bị mắc áp xe hậu môn nhiều nhất là trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, …

Cách phòng tránh bệnh apxe hậu môn

Thiết lập thói quen ăn uống khoa học

Hầu hết các bệnh lý về hậu môn – trực tràng đều có liên quan đến chế độ ăn uống như: ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, sử dụng nhiều chất kích thích, uống nhiều rượu, bia, …

Để phòng bệnh áp xe hậu môn, mọi người nên hạn chế những loại thực phẩm trên mà nên ăn nhiều rau củ, rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, uống nước ép trái cây, …

Chủ động đi khám nếu có dấu hiệu lạ ở hậu môn

Khi cảm thấy vùng hậu môn bị nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu thì nên nhanh chóng đi đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và kịp thời điều trị.

Click ngay để nhận những lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành

tu-van

Điều trị các bệnh liên quan

Một cách phòng ngừa áp xe hậu môn nữa là khi mắc các bệnh hậu môn như: nhọt hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm xoang hậu môn, … thì nên nhanh chóng điều trị để tránh trường hợp những bệnh này phát triển thành áp xe hậu môn.

Cũng cần phải điều trị các bệnh dễ gây ra áp xe hậu môn như: Crohn, lao đường ruột, viêm loét đại tràng, … Các bệnh mãn tính, mà điển hình là bệnh tiểu đường cũng cần phải sớm điều trị nhằm khống chế tình trạng viêm nhiễm ở vùng hậu môn do bệnh tiểu đường gây ra để hạn chế hình thành bệnh áp xe hậu môn.

Phòng tránh táo bón và tiêu chảy

Phòng tránh táo bón và tiêu chảy là một trong những cách hữu hiệu phòng ngừa áp xe hậu môn mà bạn nên biết. Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho nhuận tràng, tránh tiêu chảy, tập thói quen đại tiện đúng giờ, …

Thường xuyên vận động thân thể

Để tránh bệnh áp xe hậu môn, mọi người nên vận động thân thể nhằm gia tăng, cải thiện hệ tuần hoàn máu vùng hậu môn – trực tràng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, …

Bệnh áp xe hậu môn không nên xem thường, một khi bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: vỡ ổ áp xe, chảy mủ, hình thành lỗ rò hậu môn, mang đến nhiều đau đớn, …

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh apxe hậu môn mà các bác sỹ chuyên khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ. Nếu bạn đọc còn vấn đề gì cần được tư vấn hãy liên hệ với phòng khám hoặc để lại SĐT để được hỗ trợ nhanh chóng.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0869.935.808 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan