Bệnh trĩ khá phổ biến hiện nay, đứng đầu trong số những bệnh ở hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ được tạo thành là do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức. Bệnh trĩ có 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Vậy bệnh trĩ hỗn hợp là gì?
Thế nào gọi là bệnh trĩ hỗn hợp?
Trĩ hỗn hợp là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại, nghĩa là người bệnh có thể mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Đặc điểm của bệnh trĩ hỗn hợp là chùm tĩnh mạch ở cửa hậu môn và trực tràng bị giãn gấp khúc tạo ra một khối trĩ nằm ở cả phần trên và dưới vùng lược, khớp nhau, làm các rành ở giữa các cơ vòng biến mất và trên dưới liền thành một khối
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ hỗn hợp
- Do táo bón kinh niên: Những người bị táo bón kinh niên khi đi đại tiện phải dùng sức để rặn ra và khi rặn thì áp lực lên ống hậu môn tăng gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày cũng là nguyên nhân hình thành nên các búi trĩ. Sau một thời gian các búi trĩ này phát triển to lên và bị sa ra ngoài.
- Tăng áp lực ổ bụng: Quá trình tăng áp lực xoang bụng do lao động nặng nhọc, bệnh nhân ho nhiều khiến cho áp lực ổ bụng liên tục tăng lên và máu tĩnh mạch ở hậu môn bị cản trở về hệ thống tuần hoàn chung.
- Do bạn sinh hoạt ở trạng thái tĩnh như đứng lâu hoặc ngồi nhiều cũng có thể khiến cho bạn bị mắc bệnh trĩ.
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao do sức nặng khi mang thai khiến áp lực ổ bụng tăng lên.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, sử dụng nhiều loại đồ uống có chất kích thích,… mà không có chế đọ luyện tập hợp lý cũng khiến cho bệnh trĩ có khả năng ghé thăm bạn.
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ hỗn hợp là gì?
Do đặc điểm hình thành, nên những biểu hiện của trĩ nội và trĩ ngoại chính là các triệu chứng của trĩ hỗn hợp. Các triệu chứng đó là:
- Xuất hiện hiện tượng đau đớn, ngứa gáy và ẩm ướt quanh vùng hậu môn.
- Đau rát mỗi lần đi đại tiện.
- Đi đại tiện ra máu, máu lẫn trong phân, thành từng giọt hoặc chảy thành tia. Có thể chảy rất nhiều máu.
- Vướng víu hậu môn, cảm giác có vật chặn trong và ngoài hậu môn.
- Hình thành các búi trĩ.
Bạn đang gặp phải những triệu chứng trên, hãy trò chuyện cũng bác sĩ chuyên khoa
Tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp gây nên
Trĩ hỗn hợp chỉ hình thành khi cùng lúc xảy ra 2 loại trĩ, và khi trĩ nội đã sa mà không co lên được và tạo điều kiện cho các búi trĩ liên kết với nhau. Đo đó, trĩ hỗn hợp rất nguy hiểm và cẫn chữa trị nhanh chóng, nếu không nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm:
- Viêm nhiễm: Các búi trĩ sau khi bị nghẹt sẽ gây ra các viêm nhiễm ở các mức độ khác nhau tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, hậu môn sẽ có triệu chứng sưng rõ rệt, nhiễm trùng nhiều nơi trên hậu môn sẽ phát triển mạnh và lan rộng tạo viêm nhiễm ở niêm mạc dưới, xung quanh hậu môn hoặc apxe hậu môn trực tràng.
- Hoại tử vùng: Các búi trĩ khi bị nghẹt và lòi ra ngoài hậu môn do một loạt thay đổi của bệnh lí và các tích lũy cục bộ sẽ ngày một nghiêm trọng hơn tạo thành các mụn nước ở hậu môn, khiến hiện tượng nghẹt búi trĩ ngày một nặng hơn, đây là một vòng tuần hoàn ác tính. Các búi trĩ bị nghẹt lâu ngày nhất định sẽ bị hoại tử.
- Thiếu máu: Hầu hết bệnh nhân trĩ hỗn hợp đều bị thiếu máu do thiếu sắt, quá trình này diễn ra rất chậm, ở thời kì đầu các triệu chứng thường nhẹ và khó phát hiện. Khi thiếu máu nghiêm trọng người bệnh mới có các biểu hiện như mặt trắng tái, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, tim đập nhanh, ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất khác.
- Nghẹt búi trĩ: biểu hiện của trĩ hỗn hợp là các búi trĩ lòi ra ngoài. Các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, gây tắc nghẽn cơ vòng tĩnh mạch, gây sức ép, tạo các cục máu đông, gây cứng mà đau nhức, và khó mà thu vào hậu môn.
Cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tại phòng khám Hưng Thịnh
Hiện nay, việc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp được thực hiện bởi những phương pháp khác nhau, trong đó phải kể đến:
- Điều trị bằng thuốc: Thuốc dùng trong điều trị bệnh trĩ ở dạng thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn,…. nhằm mục đích làm giảm đau, nhuận tràng, cầm máu.
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Áp dụng cho những trường hợp bệnh trĩ hỗn hợp lòi búi trĩ ra ngoài ở cấp độ 3 có tác dụng làm giảm lượng máu lưu thông tới búi trĩ để búi trĩ không bị phồng to ra thêm.
- Điều trị bằng phẫu thuật: Phẫu thuật áp dụng cho trường hợp bệnh trĩ hỗn hợp nặng. Cho đến nay kỹ thuật PPH được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao, ít gây biến chứng, thời gian hồi phục bệnh nhanh chóng. Áp dụng với những trường hợp bệnh đã chuyển nặng và không thể chữa trị bằng các phương pháp khác được nữa.
Lời khuyên cho các bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp là: Khi thấy mình có một dấu hiệu nào của bệnh trĩ bạn phải đến ngay các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời và trĩ hỗn hợp rất phức tạp nên bạn cần phải lựa chọn các cơ sở có chuyên môn và uy tín thì hiệu quả chữa trị mới cao.
Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:
- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0869.935.808 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.
- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.
Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa
Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời
Bình luận